721-2-3 (1) IEC 1987 1
721-2-3
MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng
2. Mục tiêu
3. Tổng quát
3.1. áp suất khí quyển nhỏ hơn áp suất bình thường
3.2. áp suất khí quyển cao hơn áp suất bình thường
4. Các giá trị của áp suất khí quyển
ỦY BAN KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ
PHÂN LOẠI CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG
Phần 2: Các điều kiện môi trường có trong thiên nhiên .
Áp suất khí quyển
Download Tiêu chuẩn IEC 721-2-3
LỜI NÓI ĐẦU
1. Các quyết định và thỏa ước chính thức của IEC về các vấn đề kỹ thuật, soạn thảo bởi
các ủy ban kỹ thuật, trong đó có đại diện của tất cả các ủy ban quốc gia đặc biệt
quan tâm đến các vấn đề trên thể hiện một sự thỏa thuận Quốc tế ở mức độ cao về
các chủ đề đã xem xét .
2. Các quyết định này là các khuyến nghị Quốc tế, và được các ủy ban Quốc gia thừa
nhận theo ý nghĩa đó .
3. Với mục đích thúc đẩy sự thống nhất Quốc tế , IEC mong muốn rằng tất cả các ủy
ban Quốc gia chấp nhận văn bản của khuyến nghị IEC, và đưa vào các tiêu chuẩn
Quốc gia, trong chừng mực mà các điều kiện Quốc gia cho phép. Mọi sự khác biệt
giữa các khuyến nghị của IEC, và luật lệ Quốc gia tương ứng cần được chỉ rõ trong
các tiêu chuẩn Quốc gia trong mức độ có thể bằng các thuật ngữ rõ ràng .
LỜI TỰA
Tiêu chuẩn này được soạn thảo bởi ủy ban Kỹ thuật số 75 của IEC : Phân loại các điều kiện môi trường .
Văn bản của tiêu chuẩn này dựa trên các tài liệu sau đây :
Qui tắc 6 tháng Tỷ số bỏ phiếu
75 (C0) 33 75 (C0)39
Tỷ số bỏ phiếu ghi trong bảng trên đây cho mọi thông tin về cuộc bỏ phiếu dẫn đến việc phê chuẩn tiêu chuẩn này .
Cần ghi nhận là tiêu chuẩn này là một phần của dẫy tiêu chuẩn nói về các chủ đề sau :
– Phân loại tác nhân môi trường và độ nghiêm ngặt của chúng ( ấn phẩm 721 – 1 )
– Các điều kiện môi trường có trong thiên nhiên ( ấn phẩm 721- 2 ).
– Phân loại các nhóm tác nhân môi trường và độ nghiêm ngặt của chúng. Mở đầu (ấn
phẩm 721-3 )
ấn phẩm sau đây của IEC được nêu lên trong ấn phẩm này
ấn phẩm 721 -1 (1981) . Phân loại các điều kiện môi trường. Phần 1:
Phân loại các tác nhân môi trường và độ nghiêm ngặt của chúng
Tác phẩm khác được kể đến
Tiêu chuẩn ISO 2533 ( 1975) . Khí quyển tiêu chuẩn .
ỦY BAN KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ
PHÂN LOẠI CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG
Phần 2: Các điều kiện môi trường có trong tự nhiên .
Áp suất khí quyển
1. Phạm vi áp dụng
Phần này của tiêu chuẩn trình bày sự lựa chọn các giá trị khác nhau của áp suất khí quyển. Phần này được sử dụng như một phần của văn bản gốc khi lựa chọn các mức độ nghiêm ngặt của áp suất khí quyển thích hợp với việc sử dụng các sản phẩm .
Khi lựa chọn các mức độ nghiêm ngặt của tác nhân áp suất khí quyển để sử dụng các sản phẩm, cần sử dụng các giá trị cho trong án phẩm 721-1 của IEC
2. Mục tiêu
Nêu lên các giá trị của áp suất khí quyển mà với chúng các sản phẩm có khả năng chịu trong khi lưu kho, trong chuyên trở và trong sử dụng .
3. Tổng quát
áp suất khí quyển có thể ảnh hưởng đến các sản phẩm bằng nhiều cách, sau đây là các cách chỉnh.
3.1. áp suất khí quyển nhỏ hơn áp suất bình thường
áp suất khí quyển thấp thường gặp ở các cao độ trên mức nước biển có thể có ảnh hưởng đến các sản phẩm theo cách sau đây:
– Rò rỉ khí hoặc chất lỏng của các bình chứa kín;
– Vỡ các bình điều áp;
– Thay đổi các tính chất vật lý và hóa học của các vật liệu có khối tích ( khối lượng
riêng) nhỏ;
– Vận hành không đều hoặc vận hành trục trặc của thiết bị, do hồ quang hoặc vầng quang, vì điện áp phóng điện phá hủy giữa hai điện cực trong không khí giảm theo áp suất ( điện áp phóng điện phá hủy của không khí trong một điện trường đều phụ thuộc vào tích của áp suất không khí nhân với khoảng cách giữa các điện cực đối với một dạng đã cho và một vật liệu đã cho của điện cực ( định luật Paschen);
– Giảm hiệu quả của việc tiêu tán nhiệt bằng cách đối lưu và dẫn trong không khí gây ảnh hưởng đến sự làm nguội thiết bị ( đối với một hộp có kích thước khoảng từ 100 mm đến 200 mm và có hệ số phát nhiệt bề mặt là 0,7 làm tiêu tan nhiệt vào không khí môi trường, người ta quan sát thấy áp suát khí quyển giảm 30%, tương ứng với một cao độ 3000 m so với mặt biển, gây nên 12% về gia tăng nhiệt độ. Các dạng khác, đặc biệt là các dạng kim loại đánh bóng có thể mang đến một độ tăng cao hơn nhiều.
– Làm tăng tốc các hậu quả chủ yếu do nhiết độ, ví dụ sự bay hơi các chất dẻo hóa, và sự bốc hơi chất bôi trơn v.v…
3.2. áp suất khí quyển cao hơn áp suất bình thường
áp suất khí quyển cao gặp phải trong các vùng áp suất tự nhiên và trong các hầm mỏ có thể có các hậu quả cơ học đến các bình kín.
4. Các giá trị của áp suất khí quyển
Giá trị bình thường của áp suất khí quyển ở mức mặt biển là 101,325kPa. Theo các điều kiện khí tượng, áp suất khí quyển ở mức mặt biển có thể thay đổi xấp xỉ 91% đến 107%, so với giá trị nêu trên . Các giá trị biến thiên tương tự được lưu ý ở trên hoặc dưới mức mặt biển
Trên mức mặt biển , áp suất khí quyển nhỏ hơn áp suất ở mức mặt biển , ở dưới mức mặt biển (vùng áp thấp tự nhiên, và hầm mỏ , áp suát khí quyển cao hơn
Trong bảng dưới đây cho các giá trị bình thường của áp suất khí quyển đã được làm tròn cho các độ cao khác nhau
Bảng 1
áp suất khí quyển bình thường ở các độ cao trên và dưới mức mặt biển
Cao độ (m) áp suất khí quyển (kPa)
30 000 1,2
25 000 2,5
20 000 5,5
15 000 12
10 000 26,4
8 000 35,6
6 000 47,2
5 000 54
4 000 61,6
3 000 70,1
2 000 79,5
1 000 89,9
0 mức mặt biển 101,3
– 400 106,2
– 1000 113,9
– 2000 127,8
Ghi chú : 1. Các giá trị ứng với các cao độ lớn nhất được cho để để xét đến các tổ hợp
giám sát khí tượng và chuyên chở hàng không .
2. Cao độ -400 m ứng với vùng áp thấp tự nhiên sâu nhất
3. Các thông tin bổ sung xem tiêu chuẩn IS0 2533.
Các ấn phẩm IEC do ủy ban kỹ thuật 75 soạn thảo
721 Phân loại các điều kiện môi trường
721.1 (1981) Phần 1. Phân loại các tác nhân môi trường và mức độ
nghiêm ngặt của chúng.
721.2.1 (1982) Phần 2. Các điều kiện môi trường có trong thiên nhiên
Nhiệt độ và độ ẩm.
721.2.3 (1987) Phần 2. Các điều kiện môi trường có trong thiên nhiên.
áp suất khí quyển.
721.2.4 (1987) Phần 2. Các điều kiện môi trường có trong thiên nhiên
Bức xạ mặt trời và nhiệt độ
721.2.7 (1987) Phần 2. Các điều kiện môi trường có trong thiên nhiên
Động vật và thực vật
721.3.0 (1984) Phần 3. Phân loại các nhóm tác nhân môi trường và độ
nghiêm ngặt của chúng
721.3.1 (1987) Phần 3. Đoạn 1. lưu kho
721.3.2 (1985) Phần 3. Đoạn 2. chuyên chở
721.3.3 (1987) Phần 3. Đoạn 3. Sử dụng tại các trạm cố định được bảo
vệ chống thời tiết xấu.
721.3.4 (1987) Phần 3. Đoạn 4. Sử dụng tại các trạm cố định không được bảo vệ chống thời tiết xấu.
721.3.5 (1987) Phần 3. Đoạn 5. Các công trình lắp đặt xe cộ trên đất
721.3.6 (1987) Phần 3. Đoạn 6. Môi trường trên tàu thủy
721.3.7 (1987) Phần 3. Đoạn 7. Sử dụng xách tay và không cố định