Nội Dung
Tụ bù là gì
Tụ bù là thiết bị điện gồm hai vật dẫn đặt trong một bình kín được ngăn cách bởi 1 lớp điện môi cách điện, có tác dụng phóng và tích điện trong mạch điện.
Điện dung của tụ bù là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng công thức: C = Q/U. Trong đó C là điện dung, Q là điện tích của tụ bù, U là hiệu điện thế giữa hai bản tụ bù.
Tụ bù được sử dụng để bù công suất phản kháng, nâng cao hệ số công suất (cos phi) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, độ bền của thiết bị, giúp mạng điện vận hành ổn định và không bị phạt theo quy định ngành điện.
Xem: Tại sao các xí nghiệp bị phạt tiền điện
Tủ tụ bù giảm tổn thất điện năng
Do đó lắp đặt tủ tụ bù sẽ giảm được khoản tiền phạt đáng kể và tiết kiệm được một khoảng tiền về sau. Khoản tiền tiết kiệm đó hơn xa chi phí lắp đặt tủ tụ bù ban đầu.
Các cách gọi khác nhau như: tụ bù hệ số cos phi, tụ bù công suất, tụ bù điện, tụ bù công suất phản kháng đều là chỉ tụ bù.
Cấu tạo của tụ bù
Tụ bù thường được cấu tạo từ tụ giấy ngâm dầu đặc biệt, hai bản cực là các lá nhôm dài cách điện bởi các lớp giấy. Tất cả được cố định trong một bình hàn kín, 2 đầu cực được đưa lên phía trên bình, và có 1 nắp nhựa để che lại.
Phân loại tụ bù
Tụ bù có các mức điện áp khác nhau, thường có 2 loại tụ bù chính là tụ bù dầu và tụ bù khô.
Phân loại tụ bù theo cấu tạo
Tụ bù khô
Tụ bù khô là loại tụ bình tròn cao. Nhỏ gọn, dễ lắp đặt thay thế, chiếm ít diện tích là ưu điểm của loại tụ bù này. Tụ bù khô có giá thành thấp hơn tụ bù dầu. Phù hợp với các hệ thống cần bù dung lượng nhỏ. Dung lượng thường thấy ở loại tụ này là 10, 15, 20,25, 30Kvar. Riêng tụ bù RTR Tây Ban Nha còn có loại nhỏ hơn là 2.5Kvar và loại lớn đến 40, 50Kvar.
Tụ bù dầu
Tụ bù dầu là loại tụ có bình hình chữ nhật, cạnh tròn hoặc vuông. Ưu điểm của loại tụ này là độ bên cao, tuy nhiên giá thành cũng cao hơn, chiếm nhiều diện tích hơn. Thường được dùng trong các hệ thống lớn, chất lượng của mạng điện xấu, có sóng hài. Tụ bù dầu có công suất phổ biến là 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50Kvar.
Phân loại tụ bù theo điện áp
Tụ bù hạ thế 1 pha
Tụ bù hạ thế 1 pha có các mức điện áp 230v, 250v.
Tụ bù hạ thế 3 pha
Tụ bù hạ thế 3 pha có các mức điện áp 230, 380, 400, 415, 440, 525, 660, 690, 720, 1100v. Nhưng chỉ có 2 loại có điện áp 415v và 440v được dùng phổ biến. Vì tụ 415v được đánh giá và dùng ổn định ở mức điện áp 380v, còn tụ bù 440v thường được dùng trong các mạng điện có sóng hài, cần phải sử dụng cuộn kháng lọc sóng hài, và mạng điện có điện áp cao hơn điện áp chuẩn.
Cách tính dung lượng tụ bù
Xem: Cách tính dung lượng tụ bù cần thiết theo hóa đơn tiền điện
Để chọn tụ bù cho một tải nào đó thì ta cần biết công suất P của tải đó và hệ số công suất Cosφ (cos phi) của tải đó:
Giả sử ta có công suất của tải là P.
Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 (trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1 lớn).
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 (sau khi bù, cosφ2 lớn còn tgφ2 nhỏ).
Công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2).
Ví dụ ta có công suất tải là P = 100 (kW).
Hệ số công suất trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88.
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33.
Vậy công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2).
Qb = 100*(0.88 – 0.33) = 55 (kVAr).
Nên lựa chọn loại tụ bù nào?
Đây là câu hỏi được hầu hết khách hàng quan tâm vì làm thế nào để tận dụng tối đa lợi ích của tụ bù mang lại. Điều này cần tính chuyên môn và sự hiểu biết sâu rộng về hệ thống điện để quyết định lắp đặt tủ tụ bù nào.
Quân Phạm rất mong muốn được hợp tác, gửi những tư vấn tủ tụ bù phù hợp nhất đến Quý khách hàng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ: Hotline: 0817676867 để được tư vấn kỹ hơn.